CÔNG TY TNHH TƯ VẤN WiKiLAW


Một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014

 Vì vậy, chúng tôi sau đây tổng hợp các ý kiến đã nhận được và xin gửi đến Quý Doanh nghiệp những lưu ý trong khi áp dụng hai luật mới này như sau:

1.      Đối với con dấu

-          Thứ nhất, Luật có bỏ con dấu không?

Luật không bỏ con dấu mà cho doanh nghiệp được chủ động lựa chọn hình thức, số lượng, nội dung con dấu nhưng phải đảm bảo các nội dụng sau: (i) Tên doanh nghiệp và (ii) Mã số doanh nghiệp.

-          Thứ 2: Cơ quan nào có thẩm quyền khắc dấu?

Luật mới đã bỏ quy định con dấu phải được khắc và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu bởi Cơ quan công an.

Theo đó, Doanh nghiệp được tự khắc dấu (tại công ty có chứng năng khắc dấu) và làm thông báo mẫu dấu gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh)

Như vậy, Doanh nghiệp có thể chủ động “sáng tạo” con dấu, nhưng vẫn phải sử dụng con dấu cho các hoạt động của mình.

-          Thứ 3: Làm sao để chúng tôi biết con dấu của doanh nghiệp khác là đang được sử dụng hợp pháp, đã đăng ký với Sở?

Theo quy định của LDN, sau khi thông báo với Sở, Sở sẽ đưa mẫu dấu của Doanh nghiệp lên trên trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, khi thực hiện giao dịch với đối tác, các doanh nghiệp cần lên trên trang web này để xem mẫu dấu của đối tác mình. Nếu không tìm thấy thì có thể lên Sở để hỏi thông tin.

2.      Đối với ngành nghề kinh doanh

-          Thứ nhất, Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm và không cần phải đăng ký với Sở KH&ĐT?

Doanh nghiệp vẫn chỉ được kinh doanh những ngành nghề mà mình đã đăng ký, thông báo với Sở KH&ĐT trong hồ sơ đang ký kinh doanh, thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Sở sẽ đưa danh sách ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp lên trên trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu kinh doanh những ngành nghề không có trong hồ sơ thì vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

-          Thứ 2: Vậy chúng tôi sẽ kiểm tra ngành nghề kinh doanh ở đâu khi mà trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện?

Cũng giống như mẫu dấu, Doanh nghiệp có thể lên trang Web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để kiểm tra. Nếu không có, có thể trực tiếp lên hỏi Sở.

-          Thứ 3, Luật mới quy định không ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vậy khi đăng ký hay bổ sung, chúng tôi thực hiện như thế nào?

Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể của Chính phủ, do đó, vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định cũ. Tức là doanh nghiệp vẫn kê khai ngành nghề theo hệ thống cấp 4 tại quyết định 10/2010/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

-          Thứ 4, có phải doanh nghiệp sẽ được đăng ký tất cả các ngành nghề khi đăng ký hoặc thay đổi mà không cần chứng minh đã đáp ứng điều kiện?

Đúng vậy, Luật mới đã bỏ quy định về đáp ứng điều kiện kinh doanh khi thực hiện đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Sở. Theo đó, doanh nghiệp được đăng ký bất kỳ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm kinh doanh. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để được hoạt động, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện luật quy định.

-          Thứ 5, vậy sau khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định là doanh nghiệp được hoạt động ngành nghề đó mà không cần thông báo đến Sở là doanh nghiệp đã đủ điều kiện hoạt động?

Hiện này, do chưa có hướng dẫn thực hiện và Luật cũng không quy định cụ thể về vấn đề này.

3.     Thủ tục Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpvà thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

Về cơ bản, sự khác nhau giữa hai thủ tục này là việc Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đăng ký thay đổi những nội dung được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật, thành viên hoặc chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty. Còn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là thông báo thay đổi các nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nhưng không được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: ngành, nghề kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhận, Người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài công ty cổ phần, Cổ đông sáng lập công ty cổ phần, Cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, Thông tin về người quản lý doanh nghiệp và Thông tin đăng ký thuế.

Cần lưu ý rằng, dù đăng ký hay thông báo thì thời hạn giải quyết hồ sơ của Sở là 03 ngày làm việc và doanh nghiệp chỉ được thực hiện những thay đổi trên cơ sở chấp thuận của Sở.

Đội ngũ Wikilaw Consulting | Tư vấn luật  Bình Dương được đồng điều hành bởi Luật sư Phạm Đình Bắc và Luật sư Lê Văn Sự. Hai Luật sư đã tham gia hành nghề luật từ năm 2009 và từng giữ các chức vụ chủ chốt tại các Công ty, Trung tâm luật hàng đầu Việt Nam.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ số điện thoại 08.38.800.840 hoặc 0650.3939.099 / 3939/990 để được hỗ trợ.

Wikilaw Consulting | Tư vấn luậtBình Dương

Đội ngũ luật sư giỏi, nhiệt huyết và tận tâm với nghề luật sư sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng.

Facebook: https://www.facebook.com/tuvanluatbinhduong



Copyright © 2012 Công Ty TNHH Tư Vấn WIKILAW