CÔNG TY TNHH TƯ VẤN WiKiLAW


Tư vấn thủ tục câp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
1. Đối tượng phải lập
 
- CKBVMT chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tác động đến môi trường nhưng không thuộc danh mục các dự án cần phải lập ĐTM. Thường là các dự án có quy mô vừa và nhỏ, công suất dưới 1 triệu sản phẩm/năm. Cam kết bảo vệ môi trường được lập trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.
 
- Cơ sở đang hoạt động nhưng có tiến hành cải tạo mở rộng, nâng cao quy mô công suất sản xuất nhưng không thuộc danh mục các dự án cần phải lập ĐTM.
 
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.
 
- Đối với các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau: 
 
+ Thay đổi địa điểm thực hiện;
 
+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;
 
+ Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
 
2. Quy trình thực hiện
 
- Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án;
 
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;
 
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Dự án;
 
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
 
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
 
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;
 
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
 
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;
 
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt (Gửi Phòng Tài nguyên và 
Môi trường);
 
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
 
* Ví dụ một số loại hình lập CKBVMT: cơ sở xay xát lúa gạo công suất dưới 20.000 tấn sản phẩm/năm, các cơ sở thu mua phế liệu, kinh doanh cho thuê nhà trọ, quán ăn,…
 
* Điều kiện chuyển sang lập đề án BVMT đơn giản
 
Cơ sở phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường đã đi vào hoạt động mà chưa có bản đăng ký CKBVMT, bao gồm các loại hình sau:
 
- Cơ sở không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
 
- Cơ sở đã có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) nhưng không có giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;
 
- Cơ sở đã có giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung (trước ngày Nghị định số 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP) nhưng không có giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;
 
- Cơ sở đã có giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản, khi cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng không có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường mà hiện tại đã hoàn thành việc cải tạo, mở rộng, nâng công suất;
 
- Cơ sở đã khởi công và đang trong giai đoạn chuẩn bị (chuẩn bị mặt bằng), đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị và đang trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng chưa có văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản
 
Sơ đồ quy trình lập, đăng ký và xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản:


Copyright © 2012 Công Ty TNHH Tư Vấn WIKILAW