• Tiếng Việt
  • English
Banner 1van phong luat su wikilaw
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bình Dương
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bình Dương

Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Điều kiện để các cơ sở hoạt động hợp pháp là được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, có 3 cơ quan có thẩm quyền có chức năng cấp chứng nhận nay. Bao gồm:

- Giấy phép VSATTP do Sở Công thương cấp: Loại hình sản xuất Bánh, kẹo, thực phẩm làm từ bột, dầu ăn, rượu, nước giải khát...
 
- Giấy phép VSATTP do Sở Nông nghiệp cấp: Loại hình sản xuất Nông sản, thuỷ sản, đóng gói rau củ quả, thịt cá trứng...
 
- Giấy phép VSATTP do Sở Y tế cấp: Sản xuất nước uống tinh khiết, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn, suất ăn công nghiệp...
 
- Giấy phép VSATTP do Cục VSATTP - Bộ Y tế cấp: Các sản phẩm nhập khẩu, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm nguy cơ cao...
 
- Ngoài ra, phòng kinh tế - tài chính - kế hoạch quận/huyện/thị xã có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh nói chung mà không phân biệt ngành nghề kinh doanh.

Theo Quyết định số: 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Thực phẩm có nguy cơ cao bao gồm 10 nhóm sau:
 
a) Thịt và các sản phẩm từ thịt;
 
b) Sữa và các sản phẩm từ sữa;
 
c) Trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng;
 
d) Thuỷ sản tươi sống và đã qua chế biến;
 
đ) Các loại kem, nước đá, nước khoáng thiên nhiên;
 
e) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm;
 
g) Thức ăn, đồ uống chế biến để ăn ngay;
 
h) Thực phẩm đông lạnh;
 
i) Sữa đậu nành và sản phẩm chế biến từ đậu nành;
 
k) Các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay
 
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DO WIKILAW THỰC HIỆN:
 
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
 
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (Mẫu đơn do Wikilaw cung cấp)
 
b) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN
 
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
 
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh (do Wikilaw cung cấp)
 
- Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù (do Wikilaw cung cấp)
 
d) Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh (do Wikilaw cung cấp)
 
đ) Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)
 
e) Bản sao công chứng "Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ" của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do Wikilaw cung cấp)
 
f) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do Wikilaw cung cấp)
 
2. Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm theo HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), trong hồ sơ phải có bản sao công chứng Giấy chứng nhận HACCP (Doanh nghiệp cung cấp)
 
THẨM ĐỊNH - KIỂM TRA TRỰC TIẾP TẠI CƠ SỞ:
 
1. Quy trình thẩm định
 
a) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định trong vòng 15 ngày làm việc phải thẩm định hồ sơ và thẩm định, kiểm tra thực địa. Kết quả thẩm định phải ghi rõ vào biên bản là "Đạt" hoặc "Không đạt". Trường hợp "Không đạt" phải ghi rõ lý do
 
b) Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
 
c) Trường hợp cơ sở đã áp dụng HACCP thì cũng phải được kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cơ sở.
 
d) Biên bản thẩm định được lập thành 02 bản, đoàn thẩm định giữ 01 bản và chủ cơ sở giữ 01 bản, có giá trị như nhau.
 
2. Thành lập đoàn thẩm định
 
a) Đoàn thẩm định gồm 3 - 5 thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 thành viên là cán bộ làm công tác chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm, thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Có thể mời chuyên gia từ bên ngoài (phù hợp chuyên môn) tham gia đoàn thẩm định.
 
b) Trường hợp các cơ sở thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục thành lập đoàn thẩm định hoặc uỷ quyền (bằng văn bản) cho một đơn vị trực thuộc Bộ Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh thực hiện thẩm định cơ sở.
 
c) Khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan thẩm định tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở (theo mẫu 3 ban hành kèm theo Quy chế này). Sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và Biên bản cho cơ quan có thẩm quyền tương đương thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (theo mẫu III ban hành kèm theo Quy chế này).
 
THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN:
 
1. Bộ Y tế giao cho Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên.
 
2. Các cơ quan nhà nước được phân cấp ở địa phương cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao đối với những thực phẩm không thuộc Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận, cụ thể:
 
a) Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu được Sở Y tế uỷ quyền) (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do trung ương và tỉnh cấp giấy phép kinh doanh; hoặc các nhà hàng, bếp ăn tập thể có quy mô từ 200 người ăn trở lên; các dịch vụ ăn uống trong khu công nghiệp, siêu thị, chợ, bệnh viện; các khu du lịch, lễ hội, hội nghị do tỉnh tổ chức quản lý; các khách sạn 1 sao trở lên và trong các trường học từ phổ thông trung học trở lên.
 
b) Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) hoặc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được Uỷ ban nhân dân cấp huyện uỷ quyền (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện cấp giấy phép kinh doanh; các cửa hàng ăn, các căng-tin, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, khách sạn không thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận; trường phổ thông cơ sở; các lễ hội, hội nghị, các khu du lịch, chợ và bệnh viện do cấp huyện tổ chức và quản lý.
 
c) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) nếu được Uỷ ban nhân dân cấp huyện uỷ quyền cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nguy cơ cao, không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh; các hộ gia đình, cá nhân sản xuất thực phẩm bao gói đơn giản, kinh doanh hàng tươi sống, không bao gói; các quán ăn, các quầy bán thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay trong ngày và các chợ, khu du lịch, các lễ hội, hội nghị do xã tổ chức và quản lý; các trường tiểu học, mầm non không thuộc diện quản lý của cấp trên
 
THỜI GIAN THỰC HIỆN 
 
15-20 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian sửa chữa, khắc phục do không đạt yêu cầu qua thẩm định).
 
KIỂM TRA - THANH TRA - XỬ PHẠT:
 
I. Thanh tra
 
1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế, Sở Y tế phối hợp với cơ quan Quản lý thị trường (Bộ Thương mại) và các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm các quy định về điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
 
2. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, phường có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra việc chấp hành các điều kiện vệ sinh chung của các cơ sở trên địa bàn quản lý.
 
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra và thanh tra các cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới cấp Giấy chứng nhận.
 
II. Kiểm tra
 
1. Tần suất kiểm tra định kỳ cho mỗi cơ sở là:
 
a) Một lần/năm đối với các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở do Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) và cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận, các cơ sở đã có chứng nhận HACCP.
 
b) Không quá hai lần/năm đối với các cơ sở thực phẩm do cấp huyện cấp Giấy chứng nhận.
 
c) Không quá bốn lần/năm đối với các cơ sở thực phẩm do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận.
 
2. Nếu trong thời gian kiểm tra định kỳ, cơ sở đã được kiểm tra trong các đợt chiến dịch cao điểm Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; mùa tết, lễ, hội thì cũng được tính là một lần kiểm tra.
 
III. Thu hồi Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
 
1. Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi trong những trường hợp sau:
 
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc khi cơ sở có xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người tiêu dùng.
 
b) Trong trường hợp có đề nghị của cơ quan Quản lý thị trường, Công an, hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi cơ sở bị tước giấy phép kinh doanh hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan đó có quyền thu hồi Giấy chứng nhận. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên có quyền kiểm tra, thanh tra và thu hồi Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp dưới cấp nếu phát hiện vi phạm

Dịch vụ hậu mãi cho khách hàng của Wikilaw | Dịch vụ giấy phép Bình Dương:

Ngoài các dịch vụ ưu đãi trên, sau khi khách hàng nhận được Giấy phép, Wikilaw vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí như:
 
- Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên qua wikilaw.vn
 
- Tư vấn miễn phí qua site: wikilaw.vn và email: info.wikilaw@gmail.com
 

Đội ngũ Wikilaw | Dịch vụ giấy phép Bình Dương được hướng dẫn bởi Luật sư Lê Văn Sự và ông Nguyễn Tư Linh là người phụ trách chính. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0947.877.223 (Mr. Linh) để được hỗ trợ.

Tư vấn Luật Bình Dương - Wikilaw | Tư vấn Pháp luật Bình Dương | Dịch vụ xin giấy phép Bình Dương

Đội ngũ luật sư giỏi, nhiệt huyết, đam mê và tận tâm với nghề luật sư sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng.



Other service :

Bình Chọn Ca Khúc

Bạn biết đến công ty chúng tôi thông qua phương tiện nào?

  • Tờ rơi, quảng cáo trên báo
  • Facebook
  • Zalo
  • Website
  • Qua các phương tiện khác

 

Đang xử lý kết quả . Vui lòng đợi...

WIKILAW trên facebook