Thời gian thử việc theo quy định pháp luật như thế nào? Mức lương trong thời gian thử việc là bao nhiêu? Các bạn có đang bị “bốc lộc” sức lao động mà không hay biết?
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CẦN PHẢI CÓ ĐỂ KHÔNG BỊ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG LỢI DỤNG
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CŨNG CẦN THAM KHẢO ĐỂ TRÁNH BỊ KIỆN TỤNG, PHẢI BỒI THƯỜNG
THỜI GIAN THỬ VIỆC THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHƯ THẾ NÀO?
Qua quá trình tác nghiệp , nhóm Luật sư chuyên về lao động của công ty Luật Wikilaw giải quyết nhiều tranh chấp về lao động, trong đó tranh chấp về thời gian thử việc cũng là loại tranh chấp thường xuyên xảy ra. Phần sai luôn về phía người sử dụng lao động do đây là tranh chấp đặc thù, người sử dụng lao động luôn là người nắm trong tay quyền thử việc trong khi đó người xin việc luôn là người cần công việc làm đồng thời phần lớn họ hiểu biết về pháp luật hạn chế. Hoặc người sử dụng lao động không nắm rõ quy định pháp luật hoặc dù biết luật cấm thử việc kéo dài hơn quy định là sai trái nhưng vẫn cố tình thực hiện vì lợi ích kinh tế cho Doanh nghiệp mình.
Do đó nếu là người lao động, thì các bạn cần phải trang bị kiến thức pháp luật lao động cơ bản nói chung và quy định về thời gian thử việc bao nhiêu là đúng? Trong thời gian thử việc Công ty phải trả lương bao nhiêu? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức pháp luật mới nhất trả lời các câu hỏi đó.
Thời gian thử việc là một trong những nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận nếu có thử việc. Để tránh sự lạm dụng từ phía người sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi của người làm công, Nhà nước quy định:
Chỉ thử việc một lần đối với một công việc
Thời gian thử việc phải tuân thủ quy định tùy từng nhóm công việc cụ thể như sau:
Thời gian thử việc tối đa
|
Điều kiện
|
60 ngày
|
Đối với công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cấp cao đẳng trở lên
|
30 ngày
|
Đối với công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ
|
6 ngày (tỷ lệ vi phạm rất cao)
|
Các loại công việc khác
|
Căn cứ vào quy định trên, người lao động và người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận về thời gian thử việc nhưng thỏa thuận đó không được vượt quá thời gian luật cho phép. Có nghĩa là dù có thỏa thuận giữa 2 bên nhưng thời gian thỏa thuận thử việc nhiều hơn thời gian đối chiếu với từng loại việc cụ thể nêu trên thì thỏa thuận đó vô hiệu và lỗi thuộc về người sử dụng lao động.
Trong thực tế, người sử dụng lao động luôn tận dụng tối đa thời gian thử việc, thậm chí chấp nhận vi phạm vì lợi ích của doanh nghiệp mình.nên đã vận dụng nhiều cách thức khác nhau để kéo dài thời gian thử việc:
-
Sau khi hết thời gian thử việc thay vì ký hợp đồng lao động đúng quy định thì người sử dụng lao động lại ký hợp đồng học nghề thêm vài tháng;
-
Người sử dụng lao động cho người lao động vào tập nghề một thời gian trước khi thử việc;
-
Thử việc hết thời gian quy định hai bên chấm dứt quan hệ lao động, một thời gian ngắn lại ký hợp đồng thử việc mới với chính người lao động đó để tiếp tục thử việc...
Các biện pháp “quay vòng” như trên là lạm dụng để nhằm “bốc lộc” sức lao động của người lao động. Các “chiêu thức “ lách luật trên đây tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý có thể dẫn đến bị xử phạt hành chính hoặc kiện tụng khiến người sử dụng lao động phải bồi thường, mất uy tín và cái mất lớn nhất là tự đánh mất lương tâm của chính mình khiến người lao động không tin cậy, không thiết tha cống hiến cho nơi mình làm việc, sẵn sàng nghĩ việc nếu có cơ hội công việc mới làm cho doanh nghiệp luôn mất ổn định về người lao động. Ở góc độ nhà quản trị tôi cho rằng người điều hành kiểu này là thiếu năng lực.
Tóm lại: thời gian thử việc được quy định tại Điều 27 BLLĐ 2012 quy định:như sau:
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Mọi thỏa thuận trái quy định trên đây là vô hiệu. Các hình thức “lách” nêu trên luôn tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp
MỨC LƯƠNG TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC LÀ BAO NHIÊU?
(Mời các bạn theo dõi ở bài viết tiếp theo nhé! Trân trọng)
Các vấn đề pháp lý khác hãy xem tại: http://www.wikilaw.vn/vn/hoi-dap.html
Luật sư lao động giỏi | Luật sư bình dương uy tín | luat su gioi ve luat lao dong | luật sư thừa kế | hỏi đáp pháp luật lao động |