Vậy theo quy định pháp luật lao động hiện hành, Công ty có quyền giữ các bản chính giấy tờ của người lao động hay không? Nếu có thì trường hợp nào giữ là đúng luật? Công ty có được phép buộc người lao động phải đóng một khoản tiền “thế chân” để đảm bảo thực hiện hợp đồng hay không? Trường hợp nào được và trường hợp nào bị cấm? Answer by :
Công ty được quyền giữ bản chính giấy tờ của người lao động? Được quyền buộc người lao động đóng tiền “thế chân” để được làm việc?Luật sư của Wikilaw xử lý nhiều vụ tranh chấp liên quan đến lao động. Trong số đó có nhiều vụ tranh chấp phát sinh là do người sử dụng lao động cố tình giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của người lao động thậm chí có trường hợp người lao động còn phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền (hay gọi là thế chân) hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng. Vậy theo quy định pháp luật lao động hiện hành, Công ty có quyền giữ các bản chính giấy tờ của người lao động hay không? Nếu có thì trường hợp nào giữ là đúng luật? Công ty có được phép buộc người lao động phải đóng một khoản tiền “thế chân” để đảm bảo thực hiện hợp đồng hay không? Trường hợp nào được và trường hợp nào bị cấm? Những câu hỏi trên cũng là những thắc mắc của rất nhiều người lao động đã liên hệ đến Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp lao động của Công ty luật Wikilaw chúng tôi gần đây. Do đó Chúng tôi viết bài này để giúp mọi người biết rõ quy định pháp luật lao động hiện hành và áp dụng cho đúng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình không bị xâm phạm; Công ty cũng tránh những vụ kiện không đáng có nếu nắm rõ cơ sở lý luận cũng như pháp luật của vấn đề này Về lý luận:Thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng lao động cho thấy: việc giao kết hợp đồng lao động hay không chủ yếu do người sử dụng lao động quyết định; trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động người lao động phải chịu sự quản lý, giám sát thậm chí xử lý kỷ luật của người sử dụng lao động. Họ nắm đủ các công cụ lao động từ quy định nội quy lao động cho đến các biện pháp quản lý giám sát. Điều đó cho thấy rằng đây là mối quan hệ không cân bằng và mọi lợi thế thuộc vào tay người sử dụng lao động. Vậy việc bản chính các giấy tờ quan trọng hay buộc phải đóng 1 khoản tiền thế chân để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động là không cần thiết, chỉ làm tăng thêm sự mất cân đối trong mối quan hệ lao động này thôi. Đối với người lao động: Họ luôn ở thế yếu vì cần việc làm để nuôi sống bản thân, gia đình nên họ phải chấp hành yêu cầu của Công ty như một điều kiện để được nhận việc làm. Tuy nhiên khi bị giữ bản chính giấy tờ khiến họ sẽ lập tức gặp khó khăn nếu họ muốn làm thêm công việc ở công ty khác để tăng thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống…hành vi tưởng chừng như vô hại của việc giữ giấy tờ bản gốc vô tình đã hạn chế quyền lao động của công dân mà quyền này đã được Hiến pháp ghi nhận rõ ràng. Thậm chí có trường hợp công ty đã không chịu trả lại giấy tờ dẫn đến người lao động không thể xin được việc làm mới, gia tăng vấn nạn thất nghiệp, cuộc sống người lao động vốn đã khó khăn sẽ càng khó khăn hơn. Từ phân tích trên thấy rằng về lý luận việc người lao động muốn giữ giấy tờ bản chính của người lao động như một biện pháp an toàn cho mình là điều không hợp lý và dễ gây ra tranh chấp lao động nên cần phải chấm dứt ngay từ bây giờ.
Về pháp lý: Pháp luật lao động hiện hành đã cấm:
(Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động) Điều này được giới luật sư chúng tôi nhận định là điểm tiến bộ để tránh tranh cãi về việc được hay không được giữ giấy tờ/ thu tiền “thế chân” của người lao động và làm cơ sở pháp lý để giải quyết dứt điểm những tranh chấp liên quan đến vấn đề đó. Tuy nhiên nếu phân tích sâu hơn, quy định tại Điều 20 này vẫn chưa kín kẽ, người sử dụng lao động vẫn có thể tìm ra biện pháp đảm bảo khác yêu cầu người lao động thực hiện mà không bị coi là vi phạm Điều 20 này (Áp dụng biện pháp nào thì cần nắm chuẩn và chuyên sâu quy định của pháp luật mới an toàn pháp lý được; nếu cần được tư vấn giải pháp thì các bạn có thể liên hệ với Luật sư của Wikilaw) Mặc khác Điều 20 cũng không loại trừ được việc người sử dụng lao động buộc người lao động phải thực hiện biện pháp đảm bảo khi sử dụng lao động giao cho người lao động gần như toàn quyền sử dụng một công cụ lao động, một tài sản có giá trị cao (ví dụ như xe ô tô, xe tải ) mà người được giao thường xuyên sử dụng nó ngoài tầm quản lý cơ học của công ty. Về mặc pháp lý có thể gọi đây là giải pháp “lách” luật vì vấn đề này Luật chưa rõ ràng, không cấm nên được làm. Hơn nữa đây không phải là biện pháp đảm bảo cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng lao động giữa hai bên mà chỉ là biện pháp đảm bảo (dân sự) tránh rủi ro đối với tài sản mà người lao động đã giao cho người lao động (tránh trộm cắp, chiếm đoạt, phá hoại tài sản, công cụ lao động nhất là những tài sản, công cụ có giá trị cao) Tóm lại: Việc người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. hoặc buộc người lao động nộp một khoảng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. là vi phạm pháp luật lao động trong mọi trường hợp. Còn việc giữ một khoản tiền hoặc một tài sản khác để đảm bảo tránh rủi ro khi họ giao tài sản, công cụ, phương tiện cho người lao động quản lý thì tùy trường hợp cụ thể.và biện pháp áp dụng. Xử phạt hành chính:Nếu người sử dụng lao động vi phạm Điều 20 trên đây sẽ phải bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (Quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP; Khoản 2, Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP) Đồng thời bị
Khi gặp vấn đề pháp lý tương tự hoặc các vấn đề pháp luật khác, Các bạn có thể liên hệ với đội ngũ Luật sư lao động của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Công ty Luật Wikilaw là Công ty luật uy tín tại Bình Dương luôn sẵn sàng tư vấn pháp luật miễn phí cho tất cả những người lao động, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Chúc các bạn mọi điều an vui, hạnh phúc! Luật sư Lê Văn Sự ĐT: 0902877789 Web: wikilaw.vn http://www.wikilaw.vn/vn/dich-vu/Tu-van-phap-luat-lao-dong-tai-binh-duong-4.html Xin hỏi thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Bình Dương bao gồm những bước nào? Cần chuẩn bị những hồ sơ gì, thời gian và chi phí như thế nào? Answer by :
Hỏi: Luật sư Bình Dương vui lòng cho biết, để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại bình dương, tôi cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Thời gian bao lâu và chi phí thực hiện? Xin cảm ơn. Đáp: Luật sư Bình Dương - Wikilaw xin cảm ơn bạn đã quan tâm gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Bình Dương, quy trình thực hiện như sau: 1. Hồ sơ cần chuẩn bị: - Đơn đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Bình Dương; - Dự thảo điều lệ công ty; - CMND hoặc hộ chiếu của người thành lập công ty tại Bình Dương 2. Thời giạn thực hiện: Trong vòng 02 ngày làm việc. Bên cạnh đó, Luật sư Bình Dương có dịch vụ thành lập công ty nhanh chỉ trong 01 ngày có giấy phép kinh doanh và con dấu. 3. Quy trình thực hiện: - (i) Người đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Bình Dương chuẩn bị hồ sơ; - (ii) Nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương; - (iii) Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Bình Dương; - (iv) Thực hiện thủ tục khắc con dấu và công bố sử dụng mẫu dấu. Bất kỳ giai đoạn nào, Quý Khách hàng đều có thể liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ thực hiện công việc còn lại và sẽ nhận GIẤY PHÉP KINH DOANH theo đúng thời gian mà Quý Khách hàng yêu cầu. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: WIKILAW – LUẬT SƯ BÌNH DƯƠNG | CÔNG TY TNHH TƯ VẤN WIKILAW Địa chỉ: Đường Cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn (gần Ngã tư Mỹ Phước Tân Vạn – Huỳnh Văn Lũy), khu phố 1, P. Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương Số điện thoại 0650.3939.099 / 3939.990 Hotline: 0902.877.789 (Luật sư Sự) hoặc 0971.028.029 (Luật sư Linh) Email: sule@wikilaw.vn hoặc linh.nguyen@wikilaw.vn Website: www.wikilaw.vnđể được tư vấn.
Trân trọng! Từ khóa quan tâm: thanh lap cong ty tai binh duong thanh lap cong ty tai thu dau mot binh duong thanh lap cong ty tai tan uyen binh duong Giải đáp những vướng mắc liên quan đến những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 Answer by :
Ngày 01/7/2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014 (LDN), đạo luật quan trọng và trực tiếp nhất về kinh doanh chính thức có hiệu lực. Qua những câu hỏi tư vấn gửi về Wikilaw Consulting, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp đang gặp phải những bối rối trong việc hiểu các quy định mới của đạo luật này. Vì vậy, chúng tôi sau đây tổng hợp các ý kiến đã nhận được và xin gửi đến Quý Doanh nghiệp những lưu ý trong khi áp dụng hai luật mới này như sau: 1. Đối với con dấu - Thứ nhất, Luật có bỏ con dấu không? Luật không bỏ con dấu mà cho doanh nghiệp được chủ động lựa chọn hình thức, số lượng, nội dung con dấu nhưng phải đảm bảo các nội dụng sau: (i) Tên doanh nghiệp và (ii) Mã số doanh nghiệp. - Thứ 2: Cơ quan nào có thẩm quyền khắc dấu? Luật mới đã bỏ quy định con dấu phải được khắc và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu bởi Cơ quan công an. Theo đó, Doanh nghiệp được tự khắc dấu (tại công ty có chứng năng khắc dấu) và làm thông báo mẫu dấu gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh) Như vậy, Doanh nghiệp có thể chủ động “sáng tạo” con dấu, nhưng vẫn phải sử dụng con dấu cho các hoạt động của mình. - Thứ 3: Làm sao để chúng tôi biết con dấu của doanh nghiệp khác là đang được sử dụng hợp pháp, đã đăng ký với Sở? Theo quy định của LDN, sau khi thông báo với Sở, Sở sẽ đưa mẫu dấu của Doanh nghiệp lên trên trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, khi thực hiện giao dịch với đối tác, các doanh nghiệp cần lên trên trang web này để xem mẫu dấu của đối tác mình. Nếu không tìm thấy thì có thể lên Sở để hỏi thông tin. 2. Đối với ngành nghề kinh doanh - Thứ nhất, Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm và không cần phải đăng ký với Sở KH&ĐT? Doanh nghiệp vẫn chỉ được kinh doanh những ngành nghề mà mình đã đăng ký, thông báo với Sở KH&ĐT trong hồ sơ đang ký kinh doanh, thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Sở sẽ đưa danh sách ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp lên trên trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu kinh doanh những ngành nghề không có trong hồ sơ thì vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. - Thứ 2: Vậy chúng tôi sẽ kiểm tra ngành nghề kinh doanh ở đâu khi mà trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện? Cũng giống như mẫu dấu, Doanh nghiệp có thể lên trang Web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để kiểm tra. Nếu không có, có thể trực tiếp lên hỏi Sở. - Thứ 3, Luật mới quy định không ghi ngành nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, vậy khi đăng ký hay bổ sung, chúng tôi thực hiện như thế nào? Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể của Chính phủ, do đó, vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định cũ. Tức là doanh nghiệp vẫn kê khai ngành nghề theo hệ thống cấp 4 tại quyết định 10/2010/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. - Thứ 4, có phải doanh nghiệp sẽ được đăng ký tất cả các ngành nghề khi đăng ký hoặc thay đổi mà không cần chứng minh đã đáp ứng điều kiện? Đúng vậy, Luật mới đã bỏ quy định về đáp ứng điều kiện kinh doanh khi thực hiện đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Sở. Theo đó, doanh nghiệp được đăng ký bất kỳ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm kinh doanh. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để được hoạt động, doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện luật quy định. - Thứ 5, vậy sau khi đáp ứng đủ các điều kiện luật định là doanh nghiệp được hoạt động ngành nghề đó mà không cần thông báo đến Sở là doanh nghiệp đã đủ điều kiện hoạt động? Hiện này, do chưa có hướng dẫn thực hiện và Luật cũng không quy định cụ thể về vấn đề này.
Về cơ bản, sự khác nhau giữa hai thủ tục này là việc Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đăng ký thay đổi những nội dung được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật, thành viên hoặc chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty. Còn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là thông báo thay đổi các nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nhưng không được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: ngành, nghề kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhận, Người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài công ty cổ phần, Cổ đông sáng lập công ty cổ phần, Cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, Thông tin về người quản lý doanh nghiệp và Thông tin đăng ký thuế. Cần lưu ý rằng, dù đăng ký hay thông báo thì thời hạn giải quyết hồ sơ của Sở là 03 ngày làm việc và doanh nghiệp chỉ được thực hiện những thay đổi trên cơ sở chấp thuận của Sở. Hỏi: Bố tôi đã mất. Gia đình tôi muốn làm thủ tục thừa kế để chuyển toàn bộ di sản do bố tôi để lại cho mẹ tôi. Nhưng trong số 9 người con thì có một người (A) không đồng ý ký tên để chuyển quyền thừa kế cho mẹ tôi. Vậy mẹ tôi có được quyền thừa kế không? Answer by :
TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ, HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH, THỪA KẾ CỦA WIKILAW CONSULTING | LUẬT SƯ THỪA KẾ BÌNH BÌNH DƯƠNG, LUẬT SƯ HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH BÌNH DƯƠNG
Câu hỏi của bạn không nêu rõ trước khi mất, bố bạn có để lại di chúc hay không nên có các trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Bố bạn để lại di chúc, trong di chúc không chỉ định cho A được hưởng di sản thừa kế.
Trường hợp này, A sẽ không được hưởng di sản thừa kế của bố bạn, trừ trường hợp A là một trong những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 669 Bộ luật Dân sự: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Trường hợp thứ hai: Bố bạn để lại di chúc, trong di chúc chỉ định A là người được hưởng di sản thừa kế. Nên A sẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.
Trường hợp thứ ba: Bố bạn không để lại di chúc.
Do không có di chúc nên di sản thừa kế do bố bạn để lại được chia cho những người thừa kế theo pháp luật theo Ðiều 676 Bộ luật Dân sự: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trong trường hợp này, A là một trong những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của bố bạn. Trừ trường hợp: A là người không được quyền hưởng di sản theo Ðiều 643 Bộ luật Dân sự:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Bạn có thể căn cứ vào các trường hợp nêu trên để xác định A có được hưởng di sản hay không. Nếu A không được hưởng di sản thừa kế của bố bạn thì những người được hưởng di sản có quyền làm thủ tục để khai nhận di sản thừa kế, đồng thời thỏa thuận nhường phần di sản được hưởng cho mẹ của bạn, và không cần có chữ ký của A. Nếu A được hưởng di sản thừa kế của bố bạn thì A có quyền cùng các đồng thừa kế khác tiến hành khai nhận di sản do bố bạn để lại. Việc A nhận phần di sản đó, hay tặng cho phần di sản đó cho mẹ bạn hay không là quyền của A, không ai có quyền ép buộc A. Trường hợp A tặng cho mẹ bạn phần thừa kế của A thì mẹ bạn sẽ có thể được hưởng toàn bộ di sản mà bố bạn để lại. Ngược lại, nếu A không tặng cho thì mẹ bạn chỉ được hưởng phần di sản mà mẹ bạn được hưởng cộng với phần di sản do những đồng thừa kế khác tặng cho (nếu có), và sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế thì mẹ bạn và A sẽ trở thành đồng chủ sở hữu/sử dụng của tài sản do bố bạn để lại.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ số điện thoại 08.38.800.840 hoặc 0650.3939.099 / 3939.990 để được hỗ trợ. Wikilaw | Tư vấn Luật dân sự Bình Dương | Luật sư Dân sư | Luật sư Hôn nhân - Gia đình | Luật sư Thừa kế Bình Dương Đội ngũ luật sư giỏi, nhiệt huyết và tận tâm với nghề luật sư sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng. Hỏi: Xin hỏi thủ tục đăng ký làm thêm đến 300 giờ/năm như thế nào ạ? Xin chân thành cảm ơn! Answer by :
Wikilaw | Tư vấn pháp luật lao động Bình Dương Theo quy định tại điều 106 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 và thay thế Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 về làm thêm giờ, theo đó tổng số giờ làm thêm không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm. Doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu cho Công nhân viên làm thêm đến 300 giờ/ 1năm, hãy tham khảo hướng dẫn sau của Wikilaw | Ban Tư vấn pháp luật lao động Bình Dương:
Wikilaw | Luật sư Lao động Bình Dương | Tư vấn pháp luật lao động Bình Dương |
FAQs 0947.877.223
WIKILAW trên facebook |